Wednesday, November 9, 2011
Lương y dạ dày Phạm văn Thanh- Nhà thuốc Hoàng Liên 166 Hàm Nghi TP Lào Cai ĐT: 0913.230521
Kỳ 1: Những cuộc điện thoại đong đầy nước mắt
Trong đời làm báo của mình, tôi đã gặp vô số những con người đặc biệt và kỳ lạ. Thầy thuốc Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, 166 Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai) là một thầy thuốc đặc biệt. Không phải anh có tài chữa bệnh ung thư, hoặc truyền năng lượng như những siêu nhân, mà bởi anh có một tấm lòng đặc biệt và niềm say mê vô bờ với những cây thuốc dân gian chữa một căn bệnh cũng không quá phức tạp, nhưng rất nhiều người mắc và khốn khổ vì nó: bệnh liên quan đến dạ dày.
Lương y Phạm Văn Thanh và khối mật ong "hóa thạch".
Tôi bắt đầu để ý đến ông thầy thuốc này từ những cuộc điện thoại của những nhân vật trong bài viết của tôi và của đồng nghiệp, về những thân phận đặc biệt.
Một ngày, khi tôi đang trèo lên sườn Yên Tử, chợt nhận được điện thoại của chị Nguyễn Thị Dung. Chị thông báo đang ở thủ đô, muốn gặp tôi, giọng chị xúc động lắm, rằng cám ơn nhà báo, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng hành hạ chị suốt chục năm qua, giờ đã khỏi hẳn, khỏi tịt rồi. Chị vừa lĩnh được đồng lương phu hồ, tò mò vào bệnh viện chiếu chụp, nội soi, thì bác sĩ bảo các vết viêm loét như sắp đục thủng dạ dày đến nơi, giờ đã liền sẹo. Chị sung sướng quá gọi điện cho tôi, cám ơn tôi, rằng vì bài báo mà có một ông thầy thuốc lạ, ký tên là T. đã gửi tặng chị một bọc thuốc. Chị nửa tin nửa ngờ, nhưng không có tiền đi viện, mua thuốc, nên cứ uống liều, thế mà lại khỏi.
Anh Thanh trong một lần leo núi lấy thuốc.
Cuộc đời chị Dung, người đàn bà có tấm lòng nhân văn lạ lùng mà đong đầy nước mắt. Quê chị ở Ứng Hòa (Hà Nội). Bố chết hồi chị mới lên 6 tuổi. Mẹ vừa mất mấy năm trước. Nhà chị có 5 anh chị em thì mất 2 anh. Một anh đi cưa gỗ, bị cây đổ đè chết, một người chết vì hen. Dung học hết lớp 3 thì nghỉ, theo mẹ mò cua bắt ốc kiếm sống.
Cuộc sống nghèo khổ đến nỗi cái xe đạp cũng không có, nên đến khi lấy chồng, xe đạp cũng chẳng biết đi. 18 tuổi, Dung bị gia đình ép lấy người cùng xóm. Anh này cao lớn, nhưng mắc bệnh động kinh. Trong lần lên cơn, anh lăn ra chết.
Chị Dung và anh Hương ngày anh còn sống.
Năm 2006, Dung lên xã Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ) thăm chị gái và tình cờ gặp Phạm Văn Hương, chàng trai tật nguyền suốt ngày đánh vật với chiếc xe lăn ra vào trong ngôi nhà nhỏ dưới bụi tre bên bãi sông Hồng. Biết Hương là chàng trai từng viết thư lên Trung ương Hội Chữ thập đỏ xin được móc đôi mắt của mình tặng cho một cô gái mù, chị Dung cảm phục lắm. Từ sự cảm phục, rồi lòng thương, chị đã gắn bó cuộc đời nhỡ nhàng của mình với chàng trai tật nguyền nơi xó núi. Kết quả của cuộc tình xúc động đến tận trời xanh là một bé gái ra đời.
Vừa mấy tháng trước, chị Dung gọi điện cho tôi trong nước mắt, rằng người chồng bất hạnh của chị đã lìa đời. Trong cơn hấp hối, anh vẫn kêu gào yêu cầu được hiến mắt. Nhưng những người thân đã không thực hiện ý nguyện của anh. Họ nghĩ thiển cận rằng, cả đời anh đã sống trong tàn tật, cô đơn, đến khi về thế giới bên kia, anh đã tàn tật, lại thiếu đi đôi mắt thì còn gì là hồn ma nữa!
Lương y Phạm Văn Thanh leo Tả Phời, đỉnh núi rất cao và có nhiều thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn.
Từ ngày anh Hương mất, tôi thực sự lo cho chị Dung. Anh Hương là gánh nặng của đời chị, nhưng anh đi rồi, chỗ dựa kinh tế không có, chỗ dựa tinh thần cũng mất nốt, chẳng hiểu chị sẽ sống ra sao. Cô con gái Phạm Hoài Anh thì còi cọc, suy dinh dưỡng trầm trọng, 5 tuổi rồi mà bé chỉ nặng có 6kg, còn chị mắc đủ thứ bệnh: sỏi thận, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống, viêm hành tá tràng…
Gia đình chồng chia cho vợ chồng chị 10 thước ruộng ở sát mép sông Hồng, cách nhà 5km. Mảnh ruộng chỉ cấy được một vụ, vì mùa lũ nước dâng cao, ruộng biến thành lòng sông. Năm nào được mùa, năng suất, thì được 1 tạ thóc. Không đủ ăn, chị Dung phải dầm mình mò cua bắt ốc suốt ngày để kiếm sống.
Cây thuốc quý.
Chị rưng rưng xúc động: “Uống thuốc của thầy T. em khỏi bệnh rồi, người khỏe mạnh, ăn uống được nên tăng mấy cân liền. Giờ em gửi con cho ông bà rồi xuống Hà Nội làm phu hồ. Em xách vữa, bê gạch cho đội thợ làm ở Bộ Công an anh à. Lương đủ cho em sống và nuôi con. Em gọi điện đội ơn anh, đội ơn thầy thuốc T. Em nhờ anh gọi điện cám ơn thầy giúp em nhé!”.
Tôi bấm máy gọi điện cho lương y Phạm Văn Thanh, anh xác nhận rằng, sau khi đọc bài báo “Cảm động hai anh em tật nguyền lấy vợ qua thư” trên VTC News, anh đã rơi nước mắt. Anh lặng lẽ làm một việc mà anh vẫn hay làm, là gửi chút tiền và một bọc thuốc to tướng, đủ để chữa khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng cho nhân vật khốn khổ trong bài báo.
Nhờ có bọc thuốc, chị Dung đã khỏi bệnh viêm loét dạ dày, loét thành tá tràng.
Đối với một người bình thường, những căn bệnh liên quan đến dạ dày chưa phải là ghê gớm, nhưng đối với một người tận cùng của nghèo khổ, đói rách, cơm ăn còn chả có như chị Dung thì quan trọng lắm. Chị lấy đâu ra tiền đi viện, mua thuốc, mổ xẻ để chữa bệnh dạ dày. Vậy nên, nếu nói gói thuốc giản dị kia đã cứu cuộc đời mẹ con chị thì chẳng có gì quá lời.
Chuyện người đàn bà tìm lại cuộc sống nhờ bọc thuốc lạ gửi đến rồi cũng qua đi. Cho đến một hôm, tôi lại nhận được điện thoại của ông Vũ Minh Tằng, cựu tù Phú Quốc, tên tuổi đã đi vào lịch sử. Hôm đó là dịp 30-4, ông được mời lên Hà Nội để giao lưu trực tiếp trên truyền hình. Ông gọi tôi đến để được cám ơn, rằng qua bài báo trên VTC News, mà một ông thầy thuốc giấu tên, đã tặng thuốc cho ông. Bọc thuốc đó, ông đã chia đôi, vì con rể cũng bị đau dạ dày, thế mà giờ, cả hai bố con đều khỏi.
Anh Thanh và củ thuốc cực quý, chỉ có ở độ cao hơn 2.000m, đang bị Trung Quốc thu mua ráo riết.
Ông Vũ Minh Tằng là nạn nhân của những cuộc tra tấn tàn ác nhất lịch sử Việt Nam, mà tác giả là cai ngục Bảy Nhu. Tên cai ngục này đã áp dụng đủ các ngón tra tấn kinh hoàng với ông: Ăn phân người, uống nước tiểu, dùng chày đập vỡ đầu gối, đóng đinh vào chân, dùng tuýp nước bẻ từng chiếc răng và bắt nuốt…
Ra tù, ông Vũ Minh Tằng mất 66% sức khỏe, mắc đủ thứ bệnh, mà khốn khổ nhất là bệnh loét dạ dày, tá tràng. Tóm lại, toàn bộ hệ tiêu hóa của ông đã tàn phế. Hệ tiêu hóa hỏng, xương cốt, thần kinh đầy tàn tích của các đòn tra tấn, kéo theo hàng loạt thứ bệnh khác ngày đêm hành hạ. Mỗi khi lên cơn đau, cái dạ dày của ông căng lên như quả bưởi. Khi ông cúi xuống, “quả bưởi” chạy lên, ông đứng thẳng lên, “quả bưởi” rơi xuống, đau muốn ngất lịm.
Căn bệnh đau dạ dày của ông Vũ Minh Tằng đã ổn định.
Một ngày, ông Tằng nhận được bọc thuốc to tướng, bên ngoài đề: “Kính tặng chú Vũ Minh Tằng thang thuốc chữa dạ dày. Mong chú chóng khỏi bệnh. Thầy thuốc T. – Lào Cai”.
Ông Tằng là người nổi tiếng, được cả nước trân trọng, song ông cũng đáng thương lắm. Báo đăng, ông được độc giả cho hơn trăm triệu đồng. Cũng có nhiều bác sĩ, cả ở nước ngoài gửi thuốc tặng ông. Ông bảo: “Tôi vốn là tù binh Phú Quốc, đồng đội có nhiều mà kẻ thù cũng có lắm, nên ai tặng thuốc, tôi đều đem đi xét nghiệm, trước hết là xem có độc không, thứ nữa là xem có tác dụng không. Xin lỗi lương y T., khi nhận được thuốc, tôi mang bọc thuốc xuống chỗ ông bạn ở Thành phố Nam Định, ông ấy có máy móc hóa nghiệm. Ông ấy bảo thuốc này tốt, không có độc, tôi mới uống. Thằng con rể cũng loét dạ dày nặng nên tôi chia cho nó một nửa, hai bố con cùng uống. Tôi không ngờ, uống có nửa thang thuốc, mà những cơn đau dạ dày biến đâu mất, tôi ăn ngon, ngủ kỹ, tăng được 2 kg rồi”.
Chở thuốc trong cảnh đêm hôm, sương mù.
Tôi cho ông Tằng số điện thoại của lương y Phạm Văn Thanh. Ông gọi cám ơn thầy thuốc. Anh Thanh biết ông Tằng chia đôi thang thuốc cho con, nên tặng thêm thang nữa để ông uống tiếp. Giờ thì ông Tằng lại gọi điện cám ơn tôi, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng của ông, có lẽ đã khỏi hẳn.
Thursday, November 3, 2011
Subscribe to:
Posts (Atom)